Một sản phẩm hoàn thiện là sự hội tụ của 3 yếu tố: Thông điệp, ý tưởng; tính thẩm mỹ và tính ứng dụng.
Quyền sách này dành cho các bạn design, những bạn làm việc trong ngành truyền thông, marketing hay quản lí social media chịu trách nhiệm phần hình ảnh và kiêm luôn thiết kế.
Click vào banner này nếu bạn muốn mua sách nhé
Một số điều thú vị áp dụng trong các chiến dịch marketing mà bạn nên nhớ:
85% hoạt động truyền thông là thông qua thị giác
Hình ảnh được tiếp nhận nhanh hơn chữ 60.000 lần
Con người chỉ lưu nhớ được 10% những gì họ nghe thấy, 20% những gì họ đọc, nhưng lại có thể nhớ 80% những gì họ thấy
Mức độ ghi nhớ của một người đối với lượng thương tin bên ngoài như sau:
+ Audio, poscast: 10%
+ Sách, báo: 20%
+ Hình ảnh, video, TVC: 80%
Nội dung chính:
1. 3 câu hỏi để thẩm định một thiết kế
2. 9 bí kíp cho ra đời tác phẩm đẹp và hiệu quả

Ảnh minh họa: Hạn Vũ
Trước khi thẩm định một thiết kế, bạn cần tự trả lời 3 câu hỏi sau:
Năm giây đầu tiên, bạn cảm nhận được điều gì ở ấn phẩm?
Thiết kế của ấn phẩm đã truyền tải được bao nhiêu thông điệp và cảm giác mà bạn mong muốn?
Vì sao chưa truyền tải hết thông điệp, đang có những vấn đề gì chưa ổn ở thiết kế?
Quyển sách giới thiệu đến người đọc 9 bí kíp cần phải áp dụng cho một thiết kế đẹp và thực tiễn. Dưới góc độ của một design mình đặc biệt thích quyển này, nó cung cấp nhiều kiến thức trong hoạt động truyền thông.
9 bí kíp cho ra đời tác phẩm đẹp và hiệu quả
Bí kíp 1: Khách hàng đọc như thế nào? Hãy đảm bảo rằng phương án thiết kế cho sản phẩm truyền thông của bạn có bố cục được phân cấp rõ ràng và hệ thống phân cấp hoạt động chính xác, dẫn dắt người xem theo luồng thông tin đúng định hướng.
Sau đây là các thông tin cần được cân nhắc để đưa vào thiết kế:
Thông tin về doanh nghiệp (logo và tên doanh nghiệp, thông tin liên hệ của doanh nghiệp)
Tên chương trình (Grand Opening, Quà tặng tháng 4, Autumn Collection,...)
Slogan của chương trình
Thông tin promote (nếu có)
Thời gian, địa điểm
Nội dung chương trình

Ảnh minh họa: Hạn Vũ
Bí kíp 2: Nhịp nghỉ trong trải nghiệm thị giác. Hãy chắc chắn rằng trong bản thiết kế cho sản phẩm truyền thông của bạn có đủ khoảng trống để chia tách bố cục, các nội dung được phân vùng rõ ràng và khoảng cách chữ, dòng tạo ra trải nghiệm đọc thuận tiện nhất.
Bí kíp 3: Ứng dụng căn gióng trong thiết kế. Hãy chắc chắn rằng trong bản thiết kế, các yếu tố đều được sắp xếp hiệu quả, tạo nên tính ổn định và cảm giác dễ chịu, chuyên nghiệp khi khách hàng tiếp cận sản phẩm truyền thông.
Bí kíp 4: Cá tính của chữ: Luôn nhớ rằng font chữ được lựa chọn cần phù hợp với ngành hàng và lĩnh vực cũng như thể hiện được tính cách của thương hiệu và thông điệp truyền tải.
Font chữ có chân nhọn: sự tinh tế, sang trọng (đối tượng truyền thông nữ giới).
Font chữ có chân vuông: sự chững chạc, già dặn, mang lại cảm giác chắc chắn, bền vững.
Font không chân: cảm giác nhanh, trẻ trung, năng động (nét dày: bất động sản), font viết tay thường sử dụng trong các sản phẩm liên quan đến thời trang, mỹ phẩm, nghệ thuật làm điểm nhấn hoặc điểm chính trong sản phẩm. Những font có đường nét sắc nhọn thường tạo cảm giác nguy hiểm, bí ẩn, cảnh báo (font chữ tựa phim Harry Porter).
Bí kíp 5: Hãy chắc chắn rằng trong sản phẩm truyền thông, font chữ cho phần tiêu đề rõ ràng và nổi bật, font chữ phần nội dung dễ theo dõi và các font chữ trong tổng thể không bị tranh chấp, đối lập về tính chất và đường nét (font pairing).

Ảnh minh họa: Hạn Vũ
Bí kíp 6: Màu sắc thương hiệu: Hãy chắc chắn rằng trong các sản phẩm truyền thông, màu sắc nhận diện thương hiệu xuất hiện theo đúng guideline và các màu sắc phối hợp được phân chia hợp lý, có sự thống nhất với định hướng của thương hiệu.
3 giải pháp lựa chọn màu sắc:
Sử dụng màu sắc lĩnh vực phổ biến: màu lựa chọn có thể là màu được sử dụng nhiều nhất trong lĩnh vực, ngành hàng liên quan đến thương hiệu. Ưu điểm: không mất nhiều công sức. Nhược điểm: khó tạo dấu ấn riêng.
Lựa chọn màu sắc từ nguyên liệu sản phẩm.
Lựa chọn màu sắc dựa trên đặc điểm, tính cách của thương hiệu, sản phẩm. vd: sản phẩm dành cho nam giới hay nữ giới, thương hiệu có tính cách mạnh mẽ, đường phố hay nhẹ nhàng, thanh lịch.

Ảnh minh họa: Hạn Vũ
Bí kíp 7: Hình ảnh: Hãy đảm bảo hình ảnh sử dụng trên sản phẩm truyền thông thể hiện được cảm xúc và thông điệp muốn truyền tải và phối hợp ăn ý với tổng thể. Đồng thời, cần lưu ý về chất lượng và tính ứng dụng của ảnh trong tổng thể thiết kế.
Bí kíp 8: Đồng bộ trong sản phẩm truyền thông: Đồng bộ trong nội dung, thông điệp, font chữ, hình ảnh, họa tiết nhận diện
Hãy chắc chắn các yếu tố trong bản thiết kế theo đúng quy định của nhận diện thương hiệu. Ngay cả trong cùng một chiến dịch, tất cả các yếu tố về nội dung, màu sắc, hình ảnh, chữ,... đều cần sự thống nhất để thể hiện thông điệp.
Bí kíp 9: Cuối cùng, trước khi đưa ra quyết định duyệt bản thiết kế, hãy cân nhắc tới các yếu tố ứng dụng như chất liệu, thi công, in ấn, chi phí hay cả mức độ nổi bật và tính hiển thị của thiết kế. (ứng dụng trên nền tảng online hay offline)

Ảnh minh họa: Hạn Vũ