Đời Thay Đổi Khi Chúng Ta Thay Đổi - Quyển 1
Đã cập nhật: 5 thg 10, 2021
Hãy hình dung bạn là một cô nhân viên văn phòng bình thường muốn thay đổi cuộc sống tẻ nhạt của mình mà không biết băt đầu từ đâu. Mỗi ngày cô phải đối diện với nhiều loại mẫu người khác nhau như: + Mẫu bi kich – cuộc sống với họ là một chuỗi niềm đau: tôi bị cảm, nhà bị cháy xe hơi bị lấy cắp và mi vân thứ. + Mẫu tai nạn người luôn xảy ra sự cố, họ có thể bị trật thang té, hay đụng xe, ngã trên cây xuống, giật điện và bị tai nạn xe hơi. + Mẫu bệnh hoạn: họ cứ phải cảm lạnh 20 lần trong một năm. + Mẫu lộn xộn: họ không cố tình nhưng quán tính khuôn mẫu của họ quá mạnh. Từ bàn làm việc, văn phòng, giường ngủ và xe hơi tất cả đề như vừa trải qua một trận cuồng phong. + Mẫu cháy túi: Bạn có biết ai thuộc mẫu này không? Người mà cho dù được tăng gấp đôi lương nhưng họ cũng bị rỗng túi thôi. + Mẫu không thể thay thế được: Kiểu người có niềm tin rằng lúc nào họ xin nghỉ phép thì ăn phòng sẽ rối tung lên và tất cả nhân viên sẽ khổ sở. + Mẫu thay đổi công việc: họ có thể thay đổi công việc 5 lần trong 11 tháng qua. Chúng ta không thể nói mẫu này tốt hay xấu. Chỉ đơn giản họ đang hành động theo mẫu mà thôi. + Mẫu tôi chỉ kiếm đủ sống: tư duy ý thức và tiềm thức của họ luôn trong cuộc chiến đấu cơm áo gạo tiền mà đích đến là chỉ sống sót + Mẫu “Tôi lúc nào cũng bị lỡ cơ hội” (Không gặp thời): Nó biểu lộ qua việc họ cho rằng mình sinh ra đi học, kinh doanh, đi nghỉ… quá sớm hay quá muộn, họ có không đúng tài hay không ai nhận ra được tài năng tiềm ẩn trong họ. + Mẫu “người khác lúc nào cũng ăn bớt của tôi”: Hệ quả là họ khó tin ai hoàn toàn. + Mẫu “Tôi lúc nào cũng khỏe mạnh”: một mẫu hình tích cực và không bao giờ ốm vặt.
Chúng ta ai cũng luôn muốn sở hữu những mẫu hình tốt vậy nếu như bị vướng vào các mẫu chết tiệt còn lại, bạn sẽ làm gì? Khi nào nó kết thúc? Câu trả lời là “Cuộc sống thay đổi khi chúng ta thay đổi.” Và nếu bạn thật sự nghiêm túc với ý định này, hãy nghiêm túc thay đổi những gì xung quanh bạn. Hãy sống với hiện tại và bắt đầu từ chính bản thân. Hãy tự hỏi: "Chúng ta đã học những gì từ bao nhiêu năm qua? Ta có thể làm gì được trong năm này mà năm qua ta không làm được?” Trên con đường đó, ta có thể vấp phải sai lầm, nhưng hãy sẵn sàng đón nhận bằng tâm thế vui vẻ và xem chúng như những cơ hội để học hỏi. Như Edison chẳng hạn, hơn ngàn lần không thành công để chế tạo ra bóng đèn điện.
Morris West có câu “Cái giá để trở thành một con người cho đúng nghĩa quá cao cho nên ít người có đủ can đảm làm con người đúng nghĩa. Con người phải biết dứt bỏ mới mong tìm được sự thanh thản tự tại của mình. Họ phải từ bỏ sự tìm kiếm an toàn và giang tay đón nhận những khó khan hay mạo hiểm của cuộc đời. Như vậy, họ mới yêu cuộc sống, quí cuộc sống (và từ đó họ hưởng được cuố sống an bình)”.
Bạn biết bí quyết của thành công rồi chứ? Đó chính là dấn thân và mạo hiểm. Khi bạn luôn làm theo triết lí:”bất kể hoàn cảnh nào, làm gì tôi sẽ cố gắng hết mình”, thì bạn vẫn sẽ ngẩng cao đầu, không hối tiếc, không hổ thẹn với lương tâm mình”. Cứ mạnh dạn hỏi nếu như bạn muốn biết điều gì bởi có sao đâu nếu 50% số lần bạn đặt vấn đề người ta phớt lờ hay thẳng thừng từ chối. Và luôn nhớ rằng, kiên nhẫn là một đức tính quan trọng “KIên nhẫn là chỗ dựa của thành công. Tài năng chỉ là chất xúc tác. Trên đời này có nhiều người có tài nhưng không thành công là chuyện thường tình. Kiên nhẫn và kiên quyết luôn là bài giải của những vấn đề thuộc về con người”. – Calvin Coolidge.
Hành động ban đầu quyết định hoàn cảnh bạn tồn tại. Nỗ lực ngày hôm nay tác dụng đến mai sau.