Nghệ Thuật Tinh Tế Của Việc Đếch Quan Tâm - Một Cách Tiếp Cận Khác Thường Để Sống Tốt
Nội dung chính
Đau đớn và khổ sở là một nét đặc trưng trong quá trình tiến hóa của mỗi người

Qua 9 chương trong quyển sách "Nghệ thuật tinh tế của việc đếch quan tâm", tác giả Mark Manson chỉ ra một lối sống "đừng cố" mà trong đó chìa khóa để có được một cuộc sống tốt đẹp hơn là "đếch" cần quan tâm đến mọi thứ, bớt để ý đi, hãy quan tâm đến những gì là thật, cấp bách và thực sự quan trọng mà thôi.
Vậy thì đếch quan tâm nghĩa là gì? Để hiểu rõ hơn vấn đề, hãy cùng xem xét đến 3 điểm tinh tế dưới đây:
Điểm 1:
+ Đếch quan tâm không có nghĩa là thờ ơ, mà nó có nghĩa là thoải mái với việc trở nên khác biệt.
Điểm 2:
+ Để đếch quan tâm tới những khó khăn, trước tiên bạn cần phải quan tâm đến thứ còn quan trọng hơn cả khó khăn.
Điểm 3:
+ Dù cho bạn có nhận ra được điều này hay không, thì bạn vẫn luôn lựa chọn quan tâm tới một điều gì đó.
Đau đớn và khổ sở là một nét đặc trưng trong quá trình tiến hóa của mỗi người
Bạn không nghe nhầm đâu, nỗi đau là một cú hích hiệu quả nhất cho cơ thể chúng ta. Nó giúp ta phân biệt điều gì là tốt hay không tốt cho bản thân. Nó dạy ta đừng có léng phéng gần lò nướng nóng hổi hay đừng có dại mà chọc thanh kim loại vào ổ điện. Nỗi buồn của sự cô đơn dạy ta rằng đừng có làm những việc khiến ta phải chịu cô đơn nữa.
Trên thực tế, các nghiên cứu chỉ ra rằng con người không thật sự phân biệt được giữa nỗi đau về mặt thể xác và tinh thần nhưng cả hai không phải lúc nào cũng xấu. Chúng sẽ nhắc nhở ta cần cẩn thận hơn và dạy cho chúng ta biết cách để tránh xa những lỗi tương tự trong tương lai.

Khi trải qua đau đớn, tổn thương, mỗi người đều phải chịu đựng những cảm xúc tiêu cực dẫn đến hai phản ứng hoặc chối bỏ hoặc lựa chọn tin rằng họ chẳng thể làm gì để xoay chuyển tình thế cả. Liệu điều đó có đúng? Tất cả những việc họ làm chỉ là cách để phớt lờ gốc rễ của vấn đề và mang lại cảm giác dễ chịu cho bản thân. Buồn thay, khi chối bỏ cảm xúc tiêu cực thì người đó cũng đã chối bỏ cả những điều đến từ hệ thống phản hồi mà giúp họ giải quyết các vấn đề. Và kết quả là những con người dồn nén cảm xúc ấy dường như phải vật lộn với các vấn đề trong suốt cuộc đời họ.
Vậy thì cách phản ứng thế nào là đúng khi chạm trán vấn đề đây? Đáp án nằm ở sự tự nhận thức. Hãy cùng phân tích một củ hành để hiểu hơn về sự tự nhận thức này. Bạn càng bóc tách nhiều lớp bên trong nó, bạn càng "khóc" dữ dội vào những thời điểm không thích hợp.
Cứ xem như lớp vỏ đầu tiên của củ hành tự nhận thức là sự hiểu biết đơn giản về cảm xúc của một người. Mà con người thì đều có điểm mù trong cảm xúc và phải mất hàng năm trời để hiểu về chúng và dám bộc lộ ra những sự thật hiển nhiên. Điều này khiến tôi hạnh phúc hay nó mang lại cho tôi hi vọng, còn chuyện kia thì khiến tôi buồn.
Lớp vỏ thứ hai của củ hành tự nhận thức là khả năng đặt ra câu hỏi tại sao chúng ta lại cảm thấy như vậy trong những xúc cảm cụ thể. Lớp vỏ này giúp ta hiểu được cội rễ vấn đề đang chôn vùi ta trong mớ bòng bong của cảm xúc. Tại sao bạn lại cảm thấy tức giận? Liệu đó có phải vì bạn thất bại trong việc đạt một mục tiêu nào đó hay không? Liệu đó có phải vì bạn cảm thấy mình chưa đủ tốt?
Nhưng còn một việc quan trọng nữa, lớp vỏ thứ ba đề cập đến giá trị của bản thân ta đòi hỏi bạn không ngừng đặt ra câu hỏi và không ngừng nỗ lực. Tôi đánh giá chính mình và những người khác dựa trên tiêu chí gì? Tại sao tôi lại xem đây là thành công/thất bại?
Hãy giành ít phút để nghĩ đến điều gì đang dày vò bạn. Rất có khả năng câu trả lời sẽ liên quan đến một dạng thất bại nào đó. Hãy thừa nhận nó đi và tự hỏi tại sao nó có vẻ đúng với bạn. Nếu như thất bại không thực sự là thất bại thì sao? Nếu như bạn đã tìm sai hướng đi thì sao?
Câu hỏi cần đặt ra không phải là "Liệu ta có đánh giá mình thông qua những người khác hay không?" mà câu hỏi ở đây phải là "Ta dựa vào tiêu chí gì để đánh giá bản thân?"
Tiêu diệt bản thân
Những nhà quảng cáo trên TV muốn bạn tin rằng, chìa khóa dẫn tới cuộc sống tốt đẹp hơn là một công việc tốt hơn, hay một chiếc xe hơi sành điệu hơn, một cô bồ ngon lành hơn, hoặc cũng có thể chỉ là một cái bể bơi bằng hơi cho bọn trẻ. Thế giới này cứ tiếp tục nhắc với bạn rằng con đường dẫn tới cuộc sống tốt đẹp hơn là nhiều, nhiều, nhiều hơn nữa - mua nhiều hơn, sở hữu nhiều hơn, làm ra nhiều hơn, làm tình nhiều hơn, trở nên như thế nào đó nhiều hơn. Bạn thường điên đầu bởi những thông điệp từ việc bận tâm đến mọi thứ, mọi lúc. Bận tâm về một chiếc TV mới. Bận tâm về việc có một kì nghỉ hoành tráng hơn so với đồng nghiệp. Bận tâm tới thứ đồ trang trí mới trong vườn nhà mình. Xoắn xuýt cả lên với việc có một chiếc gậy tự sướng yêu thích...
Việc khiến chúng ta bận tâm đến nhiều thứ hơn chỉ nhằm kích thích tiêu dùng thì các công ty mới kiếm được nhiều tiền.

Bạn luôn bị tấn công bởi 350 tấm hình của những người cực kì hạnh phúc và có cuộc sống đếch đỡ được. Bạn bị nhấm chìm trong những điều thật sự phi thường qua việc tiếp cận Internet, Google, Facebook ,Youtube và TV. Cơn lũ thông tin này tạo điều kiện cho ta tin rằng sự khác thường mới chính là sự bình thường, rằng mỗi người trong chúng ta trong mắt chúa được định sẵn sẽ trở nên xuất sắc chứ không phải tầm thường. Nhưng có thật sự như thế không?
Chúng ta không đặc biệt như chúng ta nghĩ đâu.
Hầu hết những việc chúng ta làm đều chỉ đạt ở mức trung bình, chỉ một số ít trong chúng ta mới thật sự xuất sắc trong lĩnh vực nào đó chứ không phải tất cả.
Chủ nghĩa vật chất và tiêu dùng khiến chúng ta quan tâm nhiều thứ hơn đồng thời cũng thúc đẩy khao khát sống hạnh phúc hơn. Bằng việc ít quan tâm hơn và đếch quan tâm đến những thứ vô bổ, và hành động đi ta mới có thể đạt được trạng thái hạnh phúc ấy.
Chúng ta đã quá quen với hình ảnh một người bạn muốn trở thành họa sĩ, thậm chí anh ta đã tạo vài trang web và đăng tải tác phẩm của mình lên đấy nhưng anh ta chưa từng công bố chúng. Tại sao vậy? Tại vì, dù cho có tơ tưởng đến việc kiếm sống bằng các tác phẩm nghệ thuật thì khả năng thực tế của việc trở thành một "họa sĩ mà không ai khoái" đáng sợ hơn rất nhiều so với việc tiếp tục làm một "họa sĩ mà chưa ai từng biết đến". Hay đúng hơn anh ta đã quen và thoải mái với việc làm họa sĩ mà chưa ai từng biết đến.
Nghe qua thì có vẻ như không đáng tin, nhưng khi ta buông bỏ một số niềm tin mà ta tự nói với bản thân, tự thừa nhận rằng "Bạn biết đấy, có lẽ tôi không có biệt tài trong việc duy trì mối quan hệ," thì người đó tự nhiên sẽ được tự do hành động, và chấm dứt cuộc hôn nhân tồi tệ kia.
Nghê thuật tinh tế của việc đếch quan tâm khuyến khích bạn theo đuổi 5 giá trị: lãnh trách nhiệm cho bất kì điều gì xảy ra trong đời bạn, dù lỗi thuộc về ai. Thứ hai là thường xuyên đặt nghi vấn cho lòng tin của bản thân, nhận thức sự dốt nát của bản thân. Thứ ba là sẵn sàng khám phá những thiết sót và lỗi lầm của mình để có thể cải thiện chúng. Thứ tư, sự từ chối, khả năng nói không trước những thứ bạn không muốn. Và cuối cùng là sự lặng nhìn cái chết của chính mình qua những trải nghiệm tiệm cận đến cái chết.
Hạn Vũ