top of page

Thao Túng Tâm Lý - Nhận Diện, Thức Tỉnh Và Chữa Lành Những Tổn Thương Tiềm Ẩn

Đã cập nhật: 25 thg 10, 2022

Đã có bao giờ bạn rơi vào một mối quan hệ không lành mạnh và tự hỏi làm cách nào để thoát ra, tại sao chuyện này lại xảy đến với mình. Rõ ràng ngay từ đầu mọi thứ đều tốt đẹp nhưng bẵng đi một thời gian mọi thứ dần thay đổi. Bạn thấy như mình đang bị đùa giỡn và sụp đổ về mặt cảm xúc. Mối quan hệ đang dần trở nên độc hại. Và đôi khi bạn hoài nghi về sự tốt đẹp của bản thân. Quyển sách mà Shannon Thomas viết ra dưới đây sẽ cho bạn thấy được rằng bạn xứng đáng được yêu thương và ngoài kia luôn có một cộng đồng những người sống sót sau sang chấn tâm lí sẵn sàng lắng nghe và giúp đỡ bạn.


Tác giả đã liệt kê ra sáu giai đoạn mà nạn nhân sẽ phải trải qua trong một mối quan hệ độc hại, đồng thời chỉ những đặc điểm cơ bản của kẻ lạm dụng tâm lý. Chúng ta sẽ cảm thấy bất ngờ vì kẻ lạm dụng không chỉ cá nhân mà đôi khi còn là cả một tập thể. Đáng buồn thay trong nhiều trường hợp, bạn bè, người thân trong gia đình nạn nhân lại là kẻ tiếp tay cho kẻ lạm dụng.


Click vào banner này nếu bạn muốn mua sách nhé


Nhưng dù có điều gì xảy ra bạn phải luôn ghi nhớ rằng: "Khi chúng ta biết làm thế nào để hạnh phúc, chúng ta sẽ không cam chịu việc ở cạnh ai đó làm chúng ta không hạnh phúc.


Được ở gần bạn là một món quà. Có thể gọi điện cho bạn, nhắn tin cho bạn, gửi email cho bạn, nhìn thấy bạn, đến nhà bạn, và đơn giản chỉ là chia sẻ không gian trong cuộc đời bạn là điều không dễ gì có được. Ít nhất những điều trên nên như vậy. Chúng là của bạn, và bạn có quyền chọn ai để chia sẻ chúng."


Nội dung chính:

  1. Nhận diện kẻ lạm dụng tâm lý và một số thuật ngữ chuyên ngành

  2. 6 giai đoạn chữa lành sau khi trải qua một mối quan hệ không lành mạnh


Ảnh minh họa: Hạn Vũ


1. Nhận diện kẻ lạm dụng tâm lý và một số thuật ngữ chuyên ngành


Những kẻ lạm dụng tâm lý được biết đến là những người ghen tị với bất kỳ sự chú ý nào không dành cho họ. Họ là những ai? Phần đông là người ái kỷ, người chống đối xã hội hoặc người thái nhân cách. Đặc điểm chung của họ là có tuổi thơ bất hạnh do thiếu thốn tình yêu thương lành mạnh với những người chăm sóc chính họ dẫn đến chứng rối loạn nhân cách.


Dù cho có đồng cảm thế nào nhưng chúng ta cũng phải công nhận rằng những kẻ lạm dụng muốn có được những thứ mình có bằng mọi giá và họ tiếp tục kéo dài hành vi gây hại bằng tự do ý chí của bản thân. Nói cách khác đó là sự lựa chọn của họ, hoàn cảnh chỉ là một yếu tố môi trường chi phối. Và thực tế đã chứng minh nhiều người lớn lên không được đáp ứng đầy đủ nhu cầu của họ, khi trưởng thành họ có những ý niệm sai lầm. Họ đã phải vật lộn và tìm mọi cách để có được những đức tin đúng đắn giúp cho cuộc sống lành mạnh hơn.


Với những kẻ lạm dụng tâm lý, họ xu hướng làm suy giảm chất lượng cuộc sống của đối tượng mà mình nhắm đến, khiến người lạm dụng bị cô lập (cả về mặt thể xác lẫn tinh thần) với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Ngay từ đầu mối quan hệ bắt đầu với sự nỗ lực tiếp cận có tính toán từ kẻ độc hại. Họ nồng nhiệt, quan tâm về sau lại có những hành động như im lặng từ chối giao tiếp, đưa ra lời buộc tội vô căn cứ khiến nạn nhân cảm giác tội lỗi....


Ảnh minh họa: Hạn Vũ


Một số thuật ngữ chuyên ngành tâm lý:


+ Gaslighting: Khi kẻ lạm dụng thắp sáng đèn ga, họ sắp xếp những tình huống khiến nạn nhân nghi ngờ trí nhớ của bản thân. Mục đích chính là để nạn nhân đánh mất niềm tin vào bản thân, chuyển quyền kiểm soát vào tay kẻ lạm dụng. Ví dụ: họ không lắng nghe bạn, chỉ lặp lại một phần những điều bạn đã nói và khi bạn lặp lại thì nó đã đi xa những vấn đề ban đầu. Và chính lúc này họ cáo buộc bạn "Nếu em/anh thậm chí không thể nhớ những điều mình đã nói, làm sao chúng ta có thể nói chuyện với nhau được?"


+ Chiến dịch bôi nhọ: họ âm mưu để thay đổi quan điểm của người khác nhằm chống lại người sống sót nhằm cô lập nạn nhân. Tình huống này thường thấy trong gia đình xảy ra mâu thuẫn giữa mẹ chồng nàng dâu. Khi mẹ chồng luôn tìm cách tranh thủ sự ủng hộ của con trai mà dẫn đến la lắng, chê trách vợ.


+ Flying monkeys: bắt nguồn từ bộ phim phù thủy xứ Oz, các mụ phù thủy luôn sử dụng đội quân khỉ biết bay làm những việc xấu xa cho mụ. Tương tự như trên, kẻ lạm dụng sẽ thao túng 2 kiểu người làm quân đoàn khỉ biết bay phục vụ mục đích của mình: kiểu người ngây thơ và kiểu cố tình phớt lờ sự lạm dụng. Bạn còn nhớ ví dụ về người mẹ chồng khó tính, lần này bà ấy lại đi kể khắp xóm về tật xấu của con dâu, khiến hàng xóm nghĩ cô là người khó ăn khó ở và khi gặp cô ấy, những người này lập tức tỏ thái độ thù địch.


+ Sự xâm phạm người ái kỷ (Narcissistic Offense): Trường hợp này xảy ra khi người sống sót cố gắng cho người độc hại biết lỗi lầm mà họ gây ra hoặc bảo họ nên trưởng thành hơn trong cuộc sống. Thay vì tiếp thu, sửa đổi, những kẻ lạm dụng tâm lý sẽ chửi mắng hoặc im lặng. Thậm chí có thể kết hợp nhiều hình thức trừng phạt. Dù chuyện gì xảy ra, họ sẽ không bao giờ thay đổi, họ luôn quay lại bản chất ban đầu.


+ Củng cố gián đoạn: một dạng tẩy não mà nhà tâm lý học người Mỹ B.F.Skinner đã đưa ra một thuật ngữ gọi là "điều kiện hóa từ kết quả" (operant conditioning) khiến người sống xót hình thành sự liên tưởng lo âu khi những kẻ lạm dụng củng cố gián đoạn mối liên kết giữa hai người. Chàng trai thích cô gái, cô ấy là một kẻ ái kỉ. Chàng trai mắc lỗi cô ấy thể hiện sự không thích bằng hành động la hét, chửi rủa. Bẵng đi một thời gian, chàng trai lại tiếp tục phạm lỗi, nhưng lần này cô ấy lại hành xử một cách đáng yêu. Chàng trai cố tìm mọi cách chiều lòng cô gái, cô lại nổi giận và biến mất tăm 2 tuần. Sau đó cô ấy trở lại cư xử bình thường như chưa có chuyện gì xảy ra. Kết luận có thể đưa ra là" Tâm lý của kẻ lạm dụng thường khó nắm bắt."


+ Các giai đoạn lý tưởng hóa, hạ thấp giá trị, loại bỏ: minh chứng rõ rệt nhất là trong quan hệ yêu đương lãng mạn lúc đầu, kẻ lạm dụng làm cho thế giới của con mồi tràn ngập yêu thương, quan tâm, chăm sóc để ý đến từng điều nhỏ nhặt của nạn nhận. Khi họ rơi vào lưới tình và phụ thuộc cảm xúc vào kẻ lạm dụng, nạn nhân nhanh chóng bị hạ thấp giá trị, phàn nàn đổ lỗi cho người sống xót liên tục. Cuối cùng, loại bỏ. Nạn nhận bị tổn thương và bị bỏ lại với nỗi đau trong tim khó lành. Mục đích ban đầu của kẻ lạm dụng là nuôi dưỡng cảm giác quyền lực và lấp đầy thời gian trong cuộc sống thường ngày của họ. Khác với nạn nhân, họ ban đầu đơn thuần chỉ bắt đầu bằng tình yêu.


2. 6 giai đoạn chữa lành sau khi trải qua một mối quan hệ không lành mạnh


Giai đoạn 1: Tuyệt vọng Nạn nhân thường xuyên ở trong trạng thái cảm xúc hỗn loạn, lo lắng, thất vọng hoặc muốn tự sát. Hàng loạt câu hỏi được đưa ra lúc này như: Tại sao tôi không thể sửa chữa bản thân mình để tiếp tục mối quan hệ này? Tại sao tôi không đủ mạnh mẽ để vượt qua điều đó? Tại sao tôi là một mớ hỗn độn như vậy...


Giai đoạn 2: Nhận diện

Kẻ lạm dụng sử dụng các chiến thuật tâm lý như gaslighting, flying monkeys.... để tấn công nhằm thao túng nạn nhân. Đây là giai đoạn buộc người sống sót nhận diện thủ đoạn mà kẻ lạm dụng đã dùng để từ đó tìm hướng giải quyết.


Giai đoạn 3: Thức tỉnh

Khi đã biết được cội rễ của vấn đề, nạn nhân dần lấy lại quyền làm chủ cuộc đời mình. Họ có thể quay lại cảm giác tuyệt vọng và thức tỉnh một lần nữa. Đây là điều hết sức bình thường và là một phần của quá trình giải mã và chữa lành sau lạm dụng tâm lý. Họ có thể rơi vào trạng thái giận dữ cùng niềm tin quỹ dữ có tồn tại trong hình dáng con người. Nạn nhân biết mình không phải là nguyên ngân gây ra mối quan hệ đổ vỡ. "Sau tất cả, hóa ra tôi không phải kẻ điên khùng." "Kẻ rắc rối đó khiến tôi thấy mình lại là vấn đề!"


Giai đoạn 4: Những ranh giới

Khi trải qua tự nhận thức, để hồi phục buộc nạn nhân phải đặt ra những ranh giới bằng việc liên lạc trung lập (giữ khoảng cách và hạn chế cảm xúc bằng mọi giá có thể) hoặc các đứt mọi liên lạc. Dĩ nhiên cách thứ hai bao giờ cũng tốt hơn cách làm thứ nhất. Vấn đề quan trọng nhất là không bị cuốn theo cơn bão những lời dối trá của người độc hại.


Giai đoạn 5: Phục hồi

Đòi hỏi quyết tâm cao độ lẫn sự nhẫn nại và kiên trì, nếu không nạn nhân dễ bị thất bại. Khôi phục niềm tin và bù đắp lại những gì đã bị lấy mất bởi kẻ độc hại. Đương nhiên thời gian và một số thứ khác chúng ta sẽ mãi không thể lấy lại được nhưng nạn nhân có thể chọn sống cho bản thân như tận hưởng những kỳ h, ổn định tài chính, phục hồi sức khỏe thể chất...


Giai đoạn 6: Duy trì

Đòi hỏi nạn nhân biết cách bảo vệ bản thân khỏi tay những kẻ lạm dụng tiềm năng trong tương lai và đầu tư vào những mối quan hệ chất lượng hơn cho bản thân. Một lần nữa xin chúc mừng bạn đã được giải thoát và tự do khỏi kẻ lạm dụng.



Ảnh minh họa: Hạn Vũ


Cho dù có bất kì điều gì tồi tệ xảy ra trong cuộc sống hãy luôn tin tưởng vào cái thiện, hướng đến những hành động đẹp và tin rằng mình xứng đáng được yêu thương. Bất kỳ sự trưởng thành nào của con người xuất hiện sau khi bị lạm dụng đều là bằng chứng cho thấy sức mạnh của người sống sót. Đôi khi chúng ta chỉ cần thấy một nụ cười ấm áp và có một nơi an toàn trong thế giới ngoài đời thực.


Hạn Vũ

24 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả