top of page

Review Truyện Ngắn Món Tư Trang



Món tư trang gồm 4 câu chuyện ngắn mô tả thực tế cuộc sống và phô bày những mặt xấu xa, đen tối, đồng thời tôn vinh những giá trị tốt đẹp ngay trong một con người. Xin phép nhắc đến đầu tiên là truyện “Món tư trang” cũng được dùng để đặt tên cho tập truyện ngắn này, tiếp theo phải kể đến là “viên mỡ bò’, sau nữa là “ông cụ Milông” và cuối cùng là câu chuyện “sợi dây”. Vậy bạn biết gì về tác giả Guy De Maupassant?


Guy De Maupassant là tiểu thuyết gia người Pháp, nổi tiếng với những áng văn tự nhiên và hiện thực, đặc biệt là thể loại truyện ngắn. Và quả là thiếu sót nếu chúng ta bỏ lỡ tác phẩm lần này của ông.


Nội dung chính:

Món tư trang

Viên mỡ bò

Ông cụ Milông

Sợi dây


Món tư trang


Câu đầu tiên tôi muốn hỏi là “Bạn có thích đời sống vợ chồng chứ?” Nếu không thì câu chuyện Món tư trang là dành cho bạn. Theo lời tác giả, ông Lăngtanh có cuộc hôn nhân hạnh phúc. Maupassant luôn dùng từ cô ta để chỉ vợ của người đàn ông này và không có chi tiết nào đề cập đến tên thật của cô ta. Họ chung sống hòa thuận duy chỉ có điều ông chồng ghét thói dùng đồ tư trang giả của cô. Ông quan niệm khi ta không có khả năng mua những đồ tư trang thực sự, ta có thể chỉ trang điểm bằng sắc đẹp và vẻ duyên dáng của ta đó mới là những đồ châu báu quý giá nhất.


Cô thì mê tít những vở nhạc kịch và lúc nào cũng kéo ông theo khiến ông phải van vỉ cô rủ người khác đi cùng. Bất hạnh xảy đến khi một đêm đông, cô trở bệnh nặng sau khi trở về nhà từ buổi đi xem ca kịch. Tám ngày sau thì cô mất. Ông Lăngtanh đáng thương đã đau khổ biết bao.


Khi lâm vào thế túng bấn, ông buộc phải bán đi những món tư trang rẻ tiền mà ông ghét cay ghét đắng. Để rồi bất ngờ nhận ra chúng đều là đồ thật với giá trị khủng, ông nhanh chóng trở thành người giàu. Mỉa may thay có lẽ vợ ông đã không chung thủy ngay từ đầu và giờ đây thứ ông rẻ rúng, xem thường nay lại giúp ông có cuộc sống giàu sang, sung túc. Quả thật đời lắm bi hài.


Viên mỡ bò


Tạm gác lại chuyện trên, viên mỡ bò còn cho ta thấy cái lối đạo đức giả và những lầm tưởng do địa vị mang lại. Khi chiến tranh xảy ra, 10 con người trong một thị trấn nhỏ ở Pháp đã xoay sở lấy được giấy thông hành ở chỗ bọn Phổ chiếm đóng. Họ có ý định từ bỏ Ruăng này để đi đến Lơ Havrơ. Tất cả bọn họ gắn kết với nhau bởi lòng yêu nước và căm thù giặc ngoại xâm. Họ cũng chỉ là một nạn nhân của chiến tranh.



Viên mỡ bò là biệt danh của một cô gái trong đoàn, có địa vị thấp kém, một cô gái bán hoa nên luôn bị ánh nhìn dò xét, hằn học. Với họ, cô không xứng có mặt ngồi trên cỗ xe ngựa này. Nhắc đến thành viên trên chuyến này: Đó là vợ chồng nhà buôn rượu, ông bà bá tước và cặp đôi chủ nhà máy dệt, 2 bà xơ và 1 nhà làm cách mạng từng sở hữu một gia tài kếch xù, cuối cùng là cô – viên mỡ bò.


Nhưng lạ lùng làm sau, vì cơn đói giữa đường, những người đó nhận sự chia sẻ thức ăn từ cô và hàm ý chịu ơn. Họ chẳng mang theo một mẩu thức ăn nào, may mà cô có chuẩn bị chu đáo. Cô càng được những người bạn đường quý trọng hơn.


Chuyện chẳng gì đáng nói nếu xe không dừng lại nghỉ tại khách sạn ở Tôtơ. Cả bọn bị giữ lại mặc dù có giấy thông hành chỉ vì lí do Viên mỡ bò không chịu ngủ với tên sĩ quan Đức một đêm. Ai nấy đều bức dọc. 1-2 ngày đầu họ cả tỏ ra tức giận và cảm thông cho cô gái, nhưng về sau thì thái độ ghét bỏ lộ rõ. Cả bọn âm mưu dòng mọi ngôn từ, bịa ra hang tá chuyện hy sinh thân mình để cứu nguy cho người khác hòng ép buộc cô làm cái điều cô nên làm.


Nguyện ý họ, chiếc xe thuê cuối cùng đã có ngựa thắng vào, bắt đầu lên đường. Dọc chuyến hành trình, họ thản nhiên chia sẻ cho nhau những món đồ ăn ngon lành, trừ cô ra. Không một ai ngó đến cô, nghĩ gì đến cô. Cô cảm thấy mình bị dìm trong sự khinh bỉ của những kẻ đểu cáng lương thiện này, chúng thoạt đầu đem cô ra hy sinh, rồi sau hắt hủi cô, coi như một vật bẩn thỉu và vô dụng. Cô nhớ tới chiếc làn to của cô đầy ắp những thứ ngon lành mà chúng đã ăn ngấu ăn nghiến, hai con gà bóng nhẫy mỡ đông, những miếng ba-tê, những quả lê, và bốn chai rượu vang đỏ của cô; rồi, cơn giận bỗng xẹp đi, như một sợi dây thừng căng quá hóa đứt, cô cảm thấy chỉ muốn khóc. Cô rang hết sức nén mình, nuốt những tiếng nức nở, như con nít; song nước mắt cứ trào lên, lấp lánh trên mi, và không mấy chốc hai giọt lệ lớn đã rời khóe mắt, từ từ lăn trên gò má.


Đâu đó có tiếng xì xầm: "Làm thế nào được? Đâu phải lỗi tại tôi”, “ Cô ả khóc nỗi nhục của mình”. Chỉ có gã làm cách mạng từ đầu đến cuối thái độ bang quang, hát khẽ:


Hỡi tình yêu Tổ quốc thiêng liêng

Hãy dẫn dắt, nâng đỡ những cánh tay phục thù của chúng ta

Hỡi tự do, tự do yêu quý

Hãy chiến đấu vì những người bảo vệ ngươi


Tất cả các bộ mặt đều sa sầm lại. Có lẽ những người trên xe đại diện cho 3 thế lực khác nhau. Khi xảy ra vấn đề, kẻ yếu thế, phận thấp hèn luôn là người chịu hy sinh và thiệt thòi, người ngồi không hưởng lợi và cho đó là lẽ đương nhiên vì họ lắm tiền và có địa vị cao quý. Trong khi có những người như gã cách mạng kia, sống xa rời thời cuộc không màng thế sự mà trở thành kẻ đứng ngoài lề mọi cuộc vui.


Ông cụ Milông



Đây cũng là một mẩu chuyện ngắn về đề tài chiến tranh, mà cụ thể là chiến tranh du kích, lấy ít đánh nhiều, lấy yếu đánh mạnh của một ông lão yêu nước có tên Pie Milông. Thời đó quân Phổ còn chiếm đóng nước Pháp, trang trại của ông bị chúng chiếm dụng. Ông chì là một lão già đã 60 tuổi, người nhỏ bé, gầy gò, lưng hơi véo với những bàn tay to lớn tựa càng cua. Thế mà mình ông đã giết 16 tên lính Đức. Ông bị bắt và xử tử hình, trước lúc chết ông vẫn mỉm cười. Đáng khen thay cho sự dũng cảm, đằng nào ai chả chết thế thì phải chết sao cho thật oanh liệt.


Sợi dây


Đây có thể là chuyện phản ánh đời sống thực nhất khi ông Hôsơcornơ bị tố giác đã nhặt được ví tiền bị rơi mà không trả lại. Trong khi thực tế là ông chỉ cúi nhặt một sợi dây, quả là tai họa nhãn tiền. Mặc dù ông phân bua thế nào cũng không ai tin, thậm chí có người đã trả lại ví và số tiền cho người bị mất nhưng người ta vẫn tỏ ra hoài nghi. Ông đi đâu cũng ra sức phân minh và cố chứng tỏ mình oan, nhưng nào ai tin. Người ta chỉ nghe theo những gì người ta nghĩ. Đến trước khi chết, ông vẫn còn nói: "Một mẫu dây nhỏ…Một mẫu dây nhỏ…đây này, ông xã trưởng, nó đây." Thật tội nghiệp cho ông làm sao.


4 câu chuyện có nét châm biếm, mỉa mai riêng cái xã hội thực dụng này, giống như một con ong đốt vào da người đọc xong nhưng rồi họ sẽ sớm quên thôi. Một thời gian ngắn tới, họ lại bận tâm đến những vấn đề khác chỉ có người trong cuộc mới hiểu người trong kẹt. Phẫn uất, bi thương, đồng cảm là đều nên làm.


Hạn Vũ

189 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả