Top 5 Phim Chứa Plot Twist Khiến Người Xem Há Hốc Mồm
Bạn đã bao giờ nhận được cú lừa sau khi xem xong một bộ phim chưa? Plot twist chính là thuật ngữ để ám chỉ những bộ phim có kết thúc gây bất ngờ như thế, thường trái với dự kiến của người xem, đảo lộn các tình tiết có thể ngờ trước, mang lại cảm giác thích thú khi thưởng thức. Dựa trên kĩ thuật này, 5 bộ phim dưới đây chắc chắn sẽ mang đến giây phút giải trí cho bạn trong mùa dịch này. Nào hãy cùng nhau đi sâu vào tìm hiểu nhé.
1. Fractured (2019): Rạn vỡ

Nỗ lực của một người cha mong muốn cứu con mình
Xuyên suốt bộ phim, theo dấu chân của Ray Monroe, người chồng vừa lạc mất vợ con khi đưa họ đến bệnh viện trong một vụ tai nạn đột xuất trên đường về nhà sau kì nghỉ lễ. Anh tình nghi cán bộ bệnh viện đã bắt cóc họ. Qua những hành vi, cử chỉ của những nhân viên chấp hành pháp luật và y, bác sĩ ở đây, người xem nảy sinh mối hoài nghi như nhân vật chính và càng ngày càng đứng về phía anh.
Bộ phim khéo léo tạo nút thắt để rồi gỡ nút một cách bất ngờ. Người xem mới vỡ lẽ sự tình tất cả những gì họ nhìn thấy chỉ là qua lăng kính của Ray để rồi tò mò, phấn khích xem chuyện gì sẽ xảy ra kế tiếp. Câu chuyện lại đi ngược lại những nhận định ban đầu của họ. Khéo kéo dẫn dắt tâm lí người xem một cách hoàn hảo. Đạo diễn đến phút cuối mới đưa ra lười giải đáp mang tính kết nối các sự kiện lại.
Trong quá trình dừng chân tại trạm nghỉ, một con chó hoang khiến con gái Ray sợ hãi mà rơi xuống con mương đang xây dựng. Anh đã cố nhảy theo để cứu con. Khi tỉnh lại, trước sự chấp vấn của vợ, anh lại vô tình đẩy cô ra xa. Do lực đẩy quá mạnh khiến cô va đập đầu vào thanh sắt gần đấy dẫn đến tử vong.
Quá đau đớn trước cái chết của hai người thân yêu trong cùng một ngày, anh đã tạo dựng nên một câu chuyện để đánh lừa trí não mà ở đó anh chính là anh hùng. Nếu bạn là fan của dòng phim kinh dị, tâm lí ám ảnh thì Fractured là một sự lựa chọn hàng đầu.
2. Identity (2003): Nhận diện danh tính

Hai nhân vật đại diện cho hai tính cách của Malcolm
Một bộ phim khác cũng không kém cạnh về plot twist. Câu chuyện diễn ra tại một nhà nghỉ ở sa mạc Nevada. Nơi mà những người khách bắt buộc phải ở trọ qua đêm do trời mưa to. Mọi người ở đây nhanh chóng phát hiện có kẻ sát nhân hoàng loạt đang hiện diện trong số họ. Lần lượt từng người bị hung thủ giết chết một cách bí ẩn. Không khí căng thẳng ngập tràn trong phim, cùng những manh mối rải rác gợi ý sự liên kết giữa các nhân vật.
Tuy thế bộ phim không quá phức tạp và khó hiểu, nhưng cách kể chuyện khá cuốn hút. Khán giả mặc định 11 người khách là những cá thể độc lập chứ không ngờ họ chính là những nhân cách của tên tội phạm Malcolm.
Nhà sản xuất đã khá thành công khi thể hiện ý tưởng để các nhân cách tự triệt tiêu lẫn nhau, khéo léo lồng ghéo vào đó cái kết gây shock. Kẻ sát nhân thực sự chỉ là một đứa trẻ.
3. Atonement (2007): Chuộc lại lỗi lầm

Tạo hình Robbie Turner và Cecillia Tallis trong phim Chuộc lại lỗi lầm
Tràn ngập màu sắc trong phim là nỗi buồn và tội lỗi bởi sai lầm của tuổi trẻ. Một bộ phim lãng mạn đầy bi ai cho những tâm hồn nhạy cảm, tái hiện lại câu chuyện tình buồn giữa 3 nhân vật Briony Tallis – Cecillia Tallis – Robbie Turner. Bối cảnh phim gây ấn tượng mạnh khi diễn ra vào thời chiến. Đặt vấn đề lời nói dối có thể thay đổi mãi mãi cuộc đời của một ai đó.
Sự bồng bột của tuổi trẻ, sự ganh tị tàn ác ẩn sâu trong con người xui khiến Briony vu cáo cho Robbie đã hãm hại đời chị họ Lola mặc dù không tận mắt chứng kiến. Giống Cecillia, cô phải lòng Robbie. Nỗi đau khổ nghẹn lời của Cecillia khi nghe tin dữ từ miệng em gái. Sự bất lực, phẫn uất của chàng trai không thể bào chữa, phải chia xa vĩnh viễn người mình yêu.
Cứ theo mạch phim, cô em gái Briony đã có dũng khí nói ra sự thật chuộc lại lỗi lầm của mình. Cả hai người kia những tưởng đã có thể ở bên nhau nhưng không, đó chỉ là cái kết mà Briony viết trong sách. Cô chưa từng làm bất cứ điều gì để sửa lỗi trong thực tế. Ai xem phim cũng không khỏi chạnh lòng,xót xa.
Hình ảnh hai người họ cười đùa sống hạnh phúc trong căn nhà cạnh biển là một hình ảnh ước lệ, ám ảnh tâm trí người xem.
4. Gone Girl (2014) Cô gái mất tích

Cái nhìn đầy ám ảnh của Amy trong phim Gone girl
Dựa theo tiểu thuyết cùng tên, Gone girl được đánh giá là một trong số những bộ phim tâm lí hack não nhất từ trước đến nay, đưa ra những bài học sâu sắc về hôn nhân và gia đình.
Nội dung chặt chẽ, cuốn hút với cái kết đầy bất ngờ và ám ảnh. Với sự mất tích đầy bí ẩn của cô vợ Amy, chồng cô Nick bị đưa vào diện tình nghi là hung thủ giết hại cô. Mấy ai ngờ đó là cái bẫy do Amy cố tình sắp xếp để trả thù việc anh ngoại tình.
Một người phụ nữ có thể đáng sợ đến đâu khi bị tổn thương? Qua đó, phim đưa ra bài học về sự cam chịu của phụ nữ, lên án giới truyền thông đã vội vàng đưa thông tin sai sự thật.
Gam màu vàng xám bao trùm cả bộ phim gợi lên tương lai mờ mịt của các nhân vật. Sử dụng tối đa những góc quay cận mắt khai thác những biểu cảm nhỏ nhất trên khuôn mặt của các diễn viên. Phim đã xuất sắc tạo ra cái kết không thể dự đoán được về sự trở lại của Amy.
5. The Sixth Sense (1999): Giác quan thứ sáu

Haley Joel Osment trong vai Cile Sear và Bruce Willis thủ vai bác sĩ tâm lý Malcolm Crowe
Nhắc đến phim kinh dị, bạn không thể nào bỏ lỡ The Sixth Sense. Phim nhận được đến 6 đề cử giải Oscar. Chuyện kể về cậu bé 8 tuổi tên Cole Sear sở hữu năng lực đặc biệt, giúp cậu nhìn thấy được người chết.
Người biết được chuyện này chỉ duy nhất có bác sĩ tâm lí Malcolm Crowe. Bằng cách kể chuyện độc đáo, sáng tạo phim dần cởi mở nút thắt tâm lí trong lòng cậu bé. Những rắc rối với thế giới bên kia cũng được hai người khám phá và xử lí ổn thỏa. Nhưng khoảnh khắc cao trào nhất khi chi tiết về bác sĩ tâm lí của Cole được hé mở. Nhiều chi tiết trong phim muốn gợi ý với khản giá rằng ông là một hồn ma ngay từ đầu và chưa ý thức được cái chết của mình cho đến lúc cuối.
Về phần mình, bạn đánh giá bộ phim nào hay nhất?
Hạn Vũ